Khó "chen chân" mua nhà Sài Gòn…
Hơn 2 năm nay, thị trường BĐS Tp.HCM chứng kiến sự sụt giảm mạnh về nguồn cung, trong khi giá bán liên tục lập đỉnh mới, vượt xa khả năng chi trả của người mua.
Theo số liệu mới nhất của JLL Việt Nam, trong quý 2/2020, giá bán BĐS tại Tp.HCM tăng 28% so với cùng kì năm ngoái, 5% so với quý trước. Nguyên nhân tăng giá này đến chủ yếu từ việc không nhiều dự án mới ra thị trường do còn những khó khăn về mặt pháp lý cũng như thủ tục hành chính chậm trễ, khiến nguồn cung mới bị "ách tắc" lại.
Đáng nói, không chỉ BĐS trung tâm Sài Gòn tăng giá mà nhà đất khu vực ven như Q.9, Bình Chánh, Nhà Bè… cũng liên tục thiết lập giá mới do tình trạng khan cung. Hiện nay giá căn hộ hạng C trên thị trường thấp nhất cũng đã giao động ở mức 27-28 triệu đồng/m2. Một số dự án căn hộ hạng C nằm ở các khu vực xa trung tâm như quận Bình Tân, huyện Nhà Bè, Bình Chánh.. giá trung bình đã rơi vào ngưỡng 30-35 triệu đồng/m2.
Cơ hội sở hữu BĐS Sài Gòn ngày càng trở nên khó khăn đối với người mua ở thực vì mặt bằng giá cao.
Trong khi đó, giá bán nhà tại khu vực trung tâm Tp.HCM tăng cao, thách thức về áp lực lãi vay, đầu tư cho thuê không còn hấp dẫn vì hiệu suất sinh lời giảm. Với giá nhà đất tại Sài Gòn hiện nay, rất khó để cả người mua thực lẫn NĐT "chen chân" vào.
Khan cung, giá biến động tăng mạnh vô hình chung đẩy việc sở hữu chốn an cư của người ở thực trở nên khó khăn hơn. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, các phân khúc giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu ở thực của số đông người đô thị đang cực kì khan hiếm, thậm chí là "tuyệt chủng" trên thị trường BĐS Tp.HCM. Nguồn cung nhỏ giọt, giá tăng cao khiến người dân chật vật với câu chuyện nhà ở, khiến NĐT mất cơ hội trên thị trường.
Nhà đầu tư đổ về vùng lân cận tìm cơ hội
Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó giám đốc CBRE Việt Nam, nguồn cung nhà ở tại Sài Gòn lao dốc đã tạo cơ hội cho các tỉnh giáp ranh bứt phá mạnh mẽ những năm qua. Khi mà người mua ngày càng khó tiếp cận với BĐS giá cao tại Sài Gòn thì việc mà đổ xô về vùng lân cận sở hữu BĐS trở thành xu hướng còn tiếp diễn trong tương lai.
Long An, Bình Dương, Đồng Nai, thậm chí xa hơn là Bình Phước, Bình Thuận… đang trở thành những thị trường quyết định nguồn cung lớn trong năm 2020 và các năm tới. Trong đó, các loại hình như Shophouse, nhà phố, nền shophouse, nền nhà phố hay đất nền lẻ vẫn tạo sức hút lớn đối với NĐT, nhất là đối với các dự án đã pháp lý rõ ràng.
Ghi nhận cho thấy, thời điểm này tại một số khu vực như Cần Đước, Cần Giộc (Long An), một số doanh nghiệp đang "manh nha" nguồn cung mới ra thị trường với giá còn khá mềm so với các khu vực khác, dao động từ khoảng 18-20 triệu đồng/m2. Nhiều NĐT có kinh nghiệm thường về đây để đón đầu tiềm năng tăng giá của khu vực. Với mức giá ban đầu mềm thì chắc chắc biên độ tăng giá trên thị trường còn khá lớn, dư địa để tăng lợi nhuận của NĐT vì thế cũng sẽ cao hơn.
Người mua dịch chuyển mạnh về vùng lân cận Tp.HCM đang trở thành xu hướng trên thị trường BĐS
Theo đánh giá, BĐS Long An hiện đang được xem là có nhiều tiềm năng phát triển. Trong đó, hai mũi nhọn quan trọng là hệ thống hạ tầng và phát triển công nghiệp đã và đang là lực đẩy lớn cho thị trường BĐS khu vực này.
Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA Vietnam từng khẳng định, trong bối cảnh nguồn cung BĐS Sài Gòn khó đoán trước thì Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đang bổ trợ nguồn cung rất lớn cho thị trường vùng Tp.HCM. Trong đó, không chỉ nhu cầu đầu tư, mà những người mua ở thực, giới trẻ cũng đang dồn về đây để tìm chốn an cư, sinh sống và lập nghiệp thay vì bám trụ tại Sài Gòn như trước đây.
Cùng quan điểm, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, các thị trường vùng ven có quỹ đất rộng và giá cả thấp hơn, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng đang trở thành điểm đến của các NĐT người mua có nhu cầu ở. Các địa phương lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai đang là các địa bàn nổi bật trong năm 2020 và tiếp diễn một vài năm tới.
Đối với những NĐT cá nhân có tiềm lực tài chính khiêm tốn, việc mua BĐS vùng lân cận Tp.HCM là giải pháp hợp lý. Bởi lẽ, BĐS lân cận có thể tiếp cận được nhu cầu của đối tượng người mua nguồn vốn nhỏ hẹp, thanh khoản cao do nhu cầu này nằm trong khả năng chi trả của đại đa số người dân.
Cũng theo TS Khương, nhiều người có số vốn vài trăm triệu đã chọn mua đất tại các thị trường vùng ven. Sau 3-5 năm giá đất biến động có thể thu về vài tỷ đồng. Đối với các nhà đầu tư tổ chức, họ lại có tầm nhìn dài hạn hơn, hình dung trước được tiến trình tốc độ hóa đô thị. Do đó, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp BĐS đã sở hữu quỹ đất lên đến hàng trăm hécta tại các thị trường vùng lân cận Sài Gòn.
Tuy vậy, theo các chuyên gia trong ngành, việc sở hữu BĐS vùng lân cận Tp.HCM, NĐT cũng cần chú ý đến yếu tố pháp lý. Các dự án quy mô, được đầu tư hạ tầng, tiện ích bài bản vẫn là sự lựa chọn an toàn trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.